Giáo trình Quản trị Logistics - Đặng Đình Đào

1.1.1. Lược sử phát triển Logistics (Part I) – 1.1. Khái quát về Logistics – Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LOGISTICS – Giáo trình Quản trị Logistics – GS.TS.Đặng Đình Đào

1.1.1. Lược sử phát triển Logistics

TÓM TẮT:

📦 Logistics là một lĩnh vực phát triển lâu đời: Dù không xa lạ, nhiều người vẫn chưa hiểu sâu về Logistics, một khái niệm đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại.
📖 Sự không thống nhất về thuật ngữ: Ở Việt Nam, chưa có một cách dịch thống nhất cho “Logistics”. Các bản dịch như “hậu cần”, “tiếp vận”, “tổ chức cung ứng”, hay “giao nhận” vẫn chưa phản ánh đầy đủ bản chất. Do đó, giữ nguyên thuật ngữ “Logistics” trong Luật thương mại là điều hợp lý.
🏛️ Lịch sử Logistics ở Phương Đông và Phương Tây:
Ở Phương Đông, “hậu cần” được ghi nhận lần đầu vào năm 202 TCN, khi Trương Lương đề xuất và Tiêu Hà chịu trách nhiệm trong thời Hán Cao Tổ Lưu Bang.
Ở Phương Tây, từ Hy Lạp cổ đại đến Đế chế Roman và Byzantine, đã có sĩ quan “Logistikas” phụ trách tài chính, cung cấp, phân phối.
📅 Năm 2005, không dịch Logistics: Quyết định giữ nguyên thuật ngữ này trong tiếng Việt là cần thiết để hội nhập và phản ánh đúng bản chất.
🌍 Sự phổ biến của Logistics ngày nay: Logistics có mặt trong nhiều lĩnh vực kinh tế và là chìa khóa thành công cho các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, Logistics bắt đầu từ quân sự chứ không phải thương mại.
🛡️ Napoleon và ứng dụng trong quân sự: Napoleon khẳng định: “Kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về Logistics”. Logistics đóng vai trò quan trọng trong hai cuộc Đại chiến thế giới, đặc biệt là chiến dịch Normandie năm 1944 nhờ sự chuẩn bị hậu cần kỹ lưỡng.
🚛 Sự chuyển dịch từ quân sự sang kinh tế: Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, các chuyên gia quân sự đã đưa các kỹ năng Logistics vào tái thiết kinh tế. Đây là khởi đầu cho Logistics thương mại.
📊 Giai đoạn phục hưng của Logistics: Trước năm 1950, Logistics chỉ là một chức năng đơn lẻ. Sự phát triển công nghệ và quản lý cuối thế kỷ XX đã đưa Logistics lên một tầm cao mới, gọi là “phục hưng”.
⚔️ Ứng dụng trong lịch sử quân sự Việt Nam:
Vua Quang Trung đã thành công khi ứng dụng Logistics trong chiến dịch đại phá quân Thanh (1789).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã dùng Logistics trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và giải phóng miền Nam (1975) trên tuyến đường Hồ Chí Minh.
🏢 Logistics trong kinh doanh: Cuối thế kỷ XX, Logistics đã trở thành một chức năng kinh tế chủ yếu, đóng góp lớn vào thành công của cả khu vực sản xuất lẫn dịch vụ.

Logistics không phải là khái niệm quá xa lạ, nhưng thực tế là không phải ai cũng hiểu sâu sắc về nó. Logistics đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của nhân loại (1). Cho đến nay, ở nước ta, vẫn chưa có thuật ngữ thống nhất, phù hợp để dịch từ “Logistics” sang tiếng Việt. Có tài liệu dịch là “hậu cần”, có tài liệu dịch là “tiếp vận” hoặc “tổ chức cung ứng”. Một số còn dịch là “đảm bảo” hay “giao nhận”. Tuy nhiên, tất cả các cách dịch này đều chưa thỏa đáng và chưa phản ánh đầy đủ bản chất của Logistics. Vì vậy, thuật ngữ “Logistics” nên được giữ nguyên như trong Luật thương mại.

(1) Ở Phương Đông, theo sử ký Tư Mã Thiên, vào thời Hán Cao Tổ Lưu Bang xây dựng Nhà Hán, Trương Lương là người đầu tiên đưa ra khái niệm “hậu cần” và được Tiêu Hà phụ trách vào năm 202 trước Công nguyên.
Ở Phương Tây, trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại và các đế chế Roman và Byzantine, đã có sĩ quan gọi là “Logistikas” – người chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính, cung cấp và phân phối.

Năm 2005, việc không dịch thuật ngữ “Logistics” sang tiếng Việt và bổ sung thêm thuật ngữ này vào vốn từ tiếng Việt của chúng ta là hoàn toàn cần thiết.

Ngày nay, Logistics đã hiện diện trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, phát triển nhanh chóng và mang lại thành công cho nhiều công ty và tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, một thực tế là Logistics không được phát minh và ứng dụng lần đầu tiên trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnh vực quân sự. Napoleon từng định nghĩa: “Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội,” và ông cũng đã từng nói: “Kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về Logistics.” Logistics đã được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong hai cuộc Đại chiến thế giới để di chuyển lực lượng quân đội, cùng với một khối lượng lớn vũ khí và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến. Hiệu quả của hoạt động Logistics là yếu tố có tác động rất lớn đến thành bại trên chiến trường. Cuộc đổ bộ thành công của quân đồng minh vào vùng Normandie tháng 6/1944 chính là nhờ vào sự nỗ lực của khâu chuẩn bị hậu cần và quy mô của các phương tiện hậu cần được triển khai.

Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, các chuyên gia Logistics trong quân đội đã áp dụng các kỹ năng Logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến. Đây cũng là lúc Logistics trong thương mại lần đầu tiên được ứng dụng và triển khai. Trước những năm 1950, công việc Logistics chỉ đơn thuần là một hoạt động chức năng đơn lẻ. Trong khi các lĩnh vực marketing và quản trị sản xuất đã có những bước chuyển biến rất lớn, thì vẫn chưa hình thành một quan điểm khoa học về quản trị Logistics một cách hiệu quả. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và quản lý cuối thế kỷ XX đã tạo cho Logistics bước phát triển mới, có thể gọi đó là giai đoạn phục hưng của Logistics (Logistical renaissance). Trong lịch sử Việt Nam, hai người đầu tiên ứng dụng thành công Logistics trong hoạt động quân sự chỉnh là vua Quang Trung – Nguyễn Huệ trong cuộc hành quân thần tốc ra miền Bắc đại phá quân Thanh (1789) và sau đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch giải phóng miền Nam thống nhất đất nước – Trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử (1975).

Trong lịch sử phát triễn, Logistics được nghiên cứu và áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh, nếu giữa thế kỷ XX rất hiểm doanh nghiệp hiểu được Logistics là gì, thì đến cuối thể ki, Logistics được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *