Tam Tự Kinh – Bài 1
“Nhân chi sơ, tính bản thiện,
Tính tương cận, tập tương viễn.
Cẩu bất giáo, tính nãi thiên,
Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên.”
Người ban đầu, tính vốn thiện
Tính gần nhau, thói cách xa.
Nếu không dạy, tính đổi liền,
Đạo dạy học, quý ở chuyên.
📚 Diễn giải:
Con người khi sinh ra đều mang bản tính thiện lương. Bản chất này hầu hết đều tương đồng giữa mọi người, không có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, khi trưởng thành, môi trường sống và những điều con người học được sẽ khác nhau. Nếu sống trong môi trường tốt, họ phát triển theo hướng tích cực; ngược lại, nếu sống trong môi trường xấu, họ dễ dàng học theo những thói hư tật xấu. Điều này dẫn đến sự khác biệt trong tính cách mỗi người.
Nếu không được giáo dục đúng đắn, con người sẽ dễ sa vào các thói quen tiêu cực, khiến bản tính thiện lương ban đầu dần biến mất. Vì vậy, giáo dục cần được tiến hành liên tục, kiên trì, không ngắt quãng để giúp con người phát triển toàn diện và hoàn thiện nhân cách.

📝 Đọc sách bút đàm:
Chỉ 18 chữ mở đầu của “Tam tự kinh” đã tóm gọn mục đích sâu sắc của hàng ngàn năm kinh điển Nho gia, hé lộ những chân lý về bản tính con người. Câu “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (Người ban đầu, vốn tính thiện) thể hiện quan niệm của Nho gia về tính thiện của con người. Tiếp theo, 12 chữ “Tính tương cận, tập tương viễn. Cẩu bất giáo, tính nãi thiên” (Tính gần nhau, thói cách xa. Nếu không dạy, tính đổi thay) làm rõ mục tiêu cốt lõi của giáo dục Nho gia: giữ gìn và bảo vệ bản chất thiện lương của con người khỏi bị tha hóa.
Bản tính con người ban đầu là lương thiện, và mọi người sinh ra đều có những điểm tương đồng. Tuy nhiên, do sự khác biệt trong môi trường sống và những người mà họ tiếp xúc, tính cách dần thay đổi theo hướng xa lạ. Nếu không được giáo dục kịp thời và đúng cách, bản chất thiện này sẽ bị thay đổi, con người có thể bị lầm lạc mà không nhận ra.
Cuối cùng, 6 chữ “Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên” (Đạo dạy học, quý ở chuyên) nhấn mạnh sự quan trọng của giáo dục liên tục, không được dừng lại giữa chừng. Với chỉ 24 chữ, đoạn mở đầu này đã nêu bật tầm quan trọng của giáo dục và phương pháp thực hiện, điều mà nhiều tác phẩm ngày nay vẫn chưa thể trình bày đầy đủ.
❓Câu hỏi thảo luận:
a. “Bản tính tối nguyên sơ của con người” là nói lên điều gì? Có phải bản tính con người lúc sinh ra? Hay nó là bản tính tối nguyên sơ của sinh mệnh?
b. Chữ “Tập” (học tập, thói quen) này nghĩa là gì? Có phải chỉ học tập nội dung sách vở mới tính là “tập”?
c. Có phải những gì chúng ta học sau khi sinh ra luôn làm cho chúng ta tốt hơn? Có khả năng có điều chúng ta học lại khiến chúng ta trở nên xấu đi không?
d. Chúng ta làm thế nào để giữ được bản tính thiện lương này?
e. Chữ “Chuyên” (chuyên tâm) này nghĩa là gì? Vì sao điều quan trọng nhất của học tập là chuyên tâm?
(Học tập nếu có thể đạt được nhất tâm bất loạn thì có thể không xa rời chính Đạo, thì cũng có thể giữ được bản tính thiện lương này của chúng ta)
💡Viết đoạn văn về những điều tâm đắc:
a. Nếu bạn là Chu Xứ, bạn sẽ cảm thấy thế nào khi nhận ra rằng người trong làng nghĩ rằng mình là một quái vật?
b. Làm sao Chu Xứ tiêu diệt con quái vật thứ ba là chính mình?
c. Từ nay về sau khi đối diện với phê bình của người khác thì bạn đối đãi như thế nào?